Site Loading

Các tài khoản trong kế toán dùng để làm gì?

Tài khoản trong kế toán là công cụ mã hóa các đối tượng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Mà những đối tượng này có thể là mua – bán, thu – chi, tài sản… được định khoản dựa vào các tài khoản kế toán. Mỗi doanh nghiệp sẽ có hệ thống các tài khoản tính toán để phục vụ cho doanh nghiệp đó. Vậy đối với nhà quản lý việc ghi nhớ và sử dụng các tài khoản trong kế toán có ý nghĩa như thế nào?

Ý nghĩa các tài khoản trong kế toán

Các tài khoản trong kế toán được hình thành để theo dõi sự thay đổi của các đối tượng trong kinh doanh. Từ đó giúp cho chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình biến động của các đối tượng. Cụ thể là mức độ tăng – giảm, sự chênh lệch, phát sinh, hiện có… và mối quan hệ với các đối tượng khác.

Thông qua việc sử dụng các tài khoản kế toán giúp nhân viên sắp xếp các đối tượng hạch toán, phân loại từng hoạt động kinh doanh. Nhờ vào đó, việc tổng hợp và xử lý thông tin được dễ dàng và chính xác hơn. Mà không cần phải ghi chép thủ công truyền thống, làm mất nhiều thời gian và sai sót như trước.

Qua đó, nhà quản lý chủ động kiểm soát từng đối tượng, nguồn vốn và tài sản hiện có, các vấn đề phát sinh. Bởi sự thay đổi không ngừng của đối tượng. Và việc sử dụng các chứng từ, tính giá không đem lại mức độ chuẩn xác trong thống kê tính toán.

Việc mã hóa các đối tượng bằng các tài khoản kế toán cho biết số liệu biến đổi của đối tượng, sự tăng – giảm tại thời điểm nào đó cụ thể. Giúp cho người quản lý tiết kiệm thời gian, công sức khi tổng hợp và lên báo cáo số liệu. Ngoài ra, sử dụng các tài khoản kế toán được thực hiện đúng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý trong việc kê khai thuế.

Các tài khoản trong kế toán thường dùng

Các tài khoản kế toán là một bảng hệ thống các tài khoản được phân biệt từ loại 0 – 9. Trong đó, sẽ quy định cụ thể theo trình tự về các loại tài sản, ký hiệu và những tên gọi được mã hóa của từng đối tượng trong hoạt động kinh doanh.

Bảng hệ thống các tài khoản kế toán gồm 92 tài khoản mà bắt buộc những người học kế toán phải ghi nhớ. Do đó, để việc học các tài khoản kế toán này được dễ dàng hơn, chúng ta có thể sử dụng phương pháp ghi nhớ các loại tài khoản bao gồm:

  • Đầu 1,2,6,8: tài khoản tài sản. Nếu phát sinh tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có.
  • Đầu: 3,4,5,7: tài khoản nguồn vốn. Nếu phát sinh tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ.

Các loại tài khoản và tên gọi: Đầu 1: tài sản ngắn hạn, đầu 2: tài sản dài hạn, đầu 3: nợ phải trả, đầu 4: nguồn vốn chủ sở hữu, đầu 5: doanh thu, đầu 6: chi phí sản xuất, kinh doanh; đầu 7: thu nhập khác; đầu 8: chi phí khác; đầu 9: xác định kết quả kinh doanh; đầu 0: loại tài khoản ngoài bảng.

Trình tự định khoản kế toán

Lập bảng báo cáo vấn đề tài chính của các doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự chi tiết và xác định rõ ràng qua các tài khoản kế toán. Quy trình định khoản kế toán theo các bước sau:

Bước 1: Xác định tài khoản kế toán – Nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ảnh hưởng đến các đối tượng kế toàn nào.

Bước 2: Xác định tài khoản kế toán liên quan – Đơn vị đang sử dụng chế độ kế toán nào và tài khoản nào dùng cho đối tượng.

Bước 3: Xác định  xu hướng tăng – giảm của các tài khoản – Tài khoản đầu mấy và tăng hay giảm.

Bước 4: Thực hiện định khoản – Xác định tài khoản nào ghi bên Nợ và tài khoản nào ghi bên Có, điền số tiền tương ứng.

Thống kê tài chính qua các tài khoản trong kế toán phải thật chuẩn xác. Nên đối với những bạn mới vào nghề, khi thực hiện định khoản chúng ta hãy xác định chế độ kế toán mà doanh nghiệp sử dụng. Ngoài ra, tham khảo các chứng từ, tài liệu nhật ký hàng năm… để biết cách định khoản vào tài khoản nào cho hợp lý và chính xác.

Close